Phân loại tỷ giá hối đoái

Căn cứ vào giá trị tỷ giá ngoại tệ

Dựa vào giá trị có thể chia thành tỷ giá danh nghĩa (tỷ giá tính theo giá hiện tại, không tính đến lạm phát) và tỷ giá thực (có yếu tố lạm phát và sức mua). Tỷ giá thực, phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá thực thể hiện khả năng cạnh tranh của một quốc gia.

Dựa vào phương thức chuyển ngoại hối

Chia làm 2 loại: Tỷ giá thư hối (Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư) và tỷ giá điện hối (Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện).

Tỷ giá này thường được niêm yết tại ngân hàng và là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác

Dựa vào thời điểm giao dịch ngoại hối

Có thể chia ra thành tỷ giá mua (Là tỷ giá ngân hàng mua ngoại hối) và tỷ giá bán (Là tỷ giá ngân hàng bán ngoại hối ra).

Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán

Dựa vào kỳ hạn thanh toán chia thành tỷ giá giao dịch kỳ hạn - FORWARDS (do tổ chức tín dụng tính toán và thỏa thuận với nhau) và tỷ giá giao ngay - SPOT (do tổ chức tín dụng yết giá).

Dựa vào đối tượng xác định tỷ giá

Theo tiêu chí này, có thể phân loại thành: Tỷ giá thị trường (hình thành dựa trên quan hệ cung cầu) và tỷ giá chính thức (do Ngân hàng trung ương quốc gia xác định). Trên cơ sở của tỷ giá này các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi.

Ngoài ra còn có các loại tỷ giá như:

Tỷ giá song phương (Bilateral Exchange Rate): Đây là giá của một đồng tiền nước này so với đồng tiền nước khác, không đề cập đến yếu tố lạm phát.

Tỷ giá hiệu dụng (NEER – Nominal Efective Exchange rate) hay còn gọi là tỷ giá danh nghĩa đa phương / tỷ giá danh nghĩa hiệu dụng. Đây là chỉ số trung bình của một tiền tệ này so với tiền tệ nước khác. NEER > 1 thì đồng tiền đó giảm giá đối với tất cả đồng tiền còn lại, nếu NEER < 1 thì đồng tiền đó lên giá so với đồng tiền của các nước khác.

Nguồn: topi.vn

Post a Comment

Previous Post Next Post