Top News

Công thức tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng kèm ví dụ cụ thể

Lãi suất là một khái niệm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong các hoạt động liên quan đến tiền tệ như vay vốn, gửi tiết kiệm. Việc hiểu và áp dụng đúng các phương pháp tính lãi suất không chỉ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả mà còn tối ưu hóa lợi nhuận trong đầu tư. Tùy vào từng loại hình dịch vụ gửi tiết kiệm mà ngân hàng sẽ có công thức tính lãi suất khác nhau. Bài viết này, Timo by BVBank sẽ hướng dẫn bạn cách tính lãi suất ngân hàng và công thức lãi kép nhanh nhất.

Lãi suất là gì?

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm tính trên số tiền gốc mà bạn nhận được hoặc phải trả trong một khoảng thời gian nhất định, thường theo tháng hoặc năm. Đây là yếu tố quan trọng trong vay vốn, gửi tiết kiệm và các hoạt động đầu tư khác.

Có hai loại lãi suất phổ biến hiện nay:

  • Lãi suất đơn: Lãi suất chỉ được tính trên số tiền gốc ban đầu.

  • Lãi suất kép: Lãi suất được tính trên cả số tiền gốc và số lãi đã được cộng dồn từ các kỳ trước.

Cách tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn

Công thức tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn theo tháng

Công thức:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất hàng năm / 12 x Số tháng gửi

Trong đó:

  • Số tiền gửi: Là số tiền cụ thể bạn đã gửi vào ngân hàng.

  • Lãi suất hàng năm: Là mức phần trăm ngân hàng trả lãi cho bạn trong một năm.

  • 12: Là số tháng trong một năm.

  • Số tháng gửi: Là số tháng bạn gửi tiền.

 

Tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn

Thông thường, gửi kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao (Nguồn: Internet)

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 100 triệu đồng vào ngân hàng số Timo by BVBank, số tiền lãi mà bạn nhận được theo từng kỳ hạn được tính như sau:

Tháng

Lãi suất (%/năm)

Cách tính lãi

Số lãi thực nhận (VNĐ)

1 tháng

3.80%

100,000,000 x 3.80%/12 x 1

316,667

3 tháng

4,00%

100,000,000 x 4.00%/12 x 3

1,000,000

6 tháng

5.20%

100,000,000 x 5.20%/12 x 6

2,600,000

12 tháng

5.80%

100,000,000 x 5.80%/12 x 12

5,800,000

18 tháng

6.00%

100,000,000 x 6.00%/12 x 18

9,000,000

24 tháng

6.00%

100,000,000 x 6.00%/12 x 24

12,000,000

Công thức tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn theo năm

Công thức:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số năm

Trong đó:

  • Số tiền gửi: Là số tiền cụ thể bạn đã gửi vào ngân hàng.

  • Lãi suất: Là mức phần trăm ngân hàng trả lãi cho bạn trong một năm.

  • Số năm: Là số năm bạn gửi tiền.

Ví dụ: Bạn gửi 200 triệu đồng vào ngân hàng số Timo by BVBank với lãi suất 6%/năm trong vòng 5 năm. Tổng số tiền sau 5 năm bạn nhận được là:

Số tiền lãi = 200 x 6% x 5 = 60 triệu đồng.

Như vậy, sau 5 năm, cả gốc lẫn lãi bạn nhận về sẽ là 260 triệu đồng.

Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Đối với tiền gửi không kỳ hạn người gửi tiền có thể rút tiền bất cứ lúc nào, ở đâu mà không cần báo trước. Ngoài ra, còn một trường hợp khi rút tiền có kỳ hạn trước thời điểm tất toán, các bạn sẽ bị tính trên lãi suất không kỳ hạn. 

Theo đó bạn sẽ có cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn hay còn gọi là công thức tính tiền lãi theo ngày được tính theo công thức sau:

Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất hàng năm (%/năm) x Số ngày thực gửi / 365

Trong đó:

  • Số tiền gửi: Là số tiền bạn đã gửi vào ngân hàng.

  • Lãi suất hàng năm: Là mức phần trăm ngân hàng trả lãi cho bạn trong một năm.

  • Số ngày thực gửi: Là số ngày thực tế bạn gửi tiền.

  • 365: Là số ngày trong một năm (không tính năm nhuận).

 

Tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn

Khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn, người gửi có thể rút tiền bất cứ lúc nào (Nguồn: Internet)

Ví dụ: Khách hàng gửi tiết kiệm 50,000,000 VNĐ trong kỳ hạn 3 tháng tại Ngân hàng số Timo by BVBank có mức lãi suất là là 4.00%/năm nhưng khách hàng cần tiền gấp nên tất toán trước thời hạn. Tại thời điểm Khách hàng tất toán sớm thì số tiền gửi được là 38 ngày (khoảng hơn 1 tháng). Cách tính lãi suất ngân hàng cho tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp này như sau:

Tiền lãi = 50,000,000 x 4,00% x 38/365 = 208,219 VNĐ


Thông thường, lãi suất khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn thấp hơn rất nhiều so với tiết kiệm có kỳ hạn. Bạn có thể tối ưu tiền lãi bằng cách sử dụng tính năng chia thành 4 sổ của Ngân hàng số Timo by BVBank. Khi cần tất toán sớm, bạn chỉ cần tất toán 1 sổ và các sổ tiết kiệm khác vẫn được giữ nguyên lãi suất.

Cách tính lãi suất kép khi gửi tiết kiệm ngân hàng

Nếu đến ngày đáo hạn mà không tất toán, lãi suất tiết kiệm sẽ được tính như sau:

  • Phần lãi sẽ tự động nhập gốc và tài khoản chuyển sang kỳ hạn tiếp theo (cùng kỳ hạn mà bạn đã chọn ban đầu) với lãi suất mới tại thời điểm tái tục.

  • Nếu kỳ hạn gửi tiết kiệm của bạn đã hết áp dụng thì ngân hàng sẽ tự động tái tục theo kỳ hạn ngắn hơn gần với kỳ hạn ban đầu nhất.

 

Cách tính lãi suất tiết kiệm sau khi đáo hạn

Số tiền lãi và tiền gốc sẽ nhập vào và chuyển vào kỳ hạn tiếp theo nếu đã đến kỳ hạn mà bạn không rút sổ tiết kiệm (Nguồn: Internet)

Ví dụ: Ngày 1/1/2023, bạn gửi 100 triệu đồng vào ngân hàng số Timo by BVBank với lãi suất 5%/năm với kỳ hạn 12 tháng. Ngày 1/1/2014, bạn không rút sổ tiết kiệm và tiếp tục tái tục. Tại thời điểm tái tục, lãi suất ngân hàng số Timo by BVBank là 6%/năm. Tổng số tiền cả gốc lẫn lãi bạn sẽ nhận được sau tái tục được tính như sau:

Số tiền cả gốc lẫn lãi ở kỳ hạn 12 tháng đầu tiên là: 100 + 100 x 5%/12 x 12 = 105 triệu đồng

Số tiền cả gốc lẫn lãi sau khi tái tục ở kỳ hạn 12 tháng tiếp theo là: 105 + 105 x 6%/12 x 12 =  111,3 triệu đồng

Cập nhật lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng ngày

Ngân hàng

01 tháng

03 tháng

06 tháng

9 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

Agribank

1.70%

2.00%

3.00%

3.00%

4.70%

4.70%

4.80%

Vietcombank

1.60%

1.90%

2.90%

2.90%

4.60%

4.70%

VietinBank

1.70%

2.00%

3.00%

3.00%

4.70%

4.70%

4.80%

BIDV

1.70%

2.00%

3.00%

3.00%

4.70%

4.70%

4.70%

Sacombank

2.80%

3.20%

4.20%

4.30%

4.90%

4.90%

5.00%

Timo by BVBank

3.80%

4.00%

5.20%

5.80%

6.00%

6.00%

BVBank

3.70%

3.90%

5.10%

5.40%

5.70%

5.90%

5.90%

MB

3.10%

3.50%

4.10%

4.10%

4.90%

4.90%

5.70%

OceanBank

4.00%

4.30%

5.30%

5.40%

5.70%

6.10%

6.10%

SCB

1.60%

1.90%

2.90%

2.90%

3.70%

3.90%

3.90%

SHB

3.30%

3.60%

4.70%

4.70%

5.20%

5.30%

5.50%

VIB

3.40%

3.70%

4.50%

4.50%

4.90%

5.00%

5.10%

VPBank

3.50%

3.70%

4.70%

4.70%

5.20%

5.20%

5.50%

ACB

2.30%

2.70%

3.50%

3.70%

4.40%

4.50%

4.50%

Techcombank

3.45%

3.75%

4.55%

4.55%

4.85%

4.85%

4.85%

Một số câu hỏi về lãi suất tiết kiệm gửi ngân hàng

Yếu tố nào ảnh hưởng đến lãi suất gửi tiết kiệm?

Dưới đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến lãi suất tiền gửi ngân hàng:

  • Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước: Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất cho vay và gửi tiết kiệm của các ngân hàng thương mại.

  • Thời gian gửi: Thông thường kỳ hạn gửi càng dài thì lãi suất được nhận càng cao.

  • Số tiền gửi: Một số ngân hàng có các gói tiết kiệm dành cho những khách hàng gửi số tiền lớn với lãi suất ưu đãi.

  • Hình thức gửi: Gửi tiết kiệm trực tuyến, gửi tiết kiệm qua ứng dụng thường có lãi suất hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm truyền thống.

Lãi suất online có khác gì so với lãi suất tại quầy?

Lãi suất gửi tiết kiệm online thường cao hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy khoảng 0,1% - 0,5%. Đây là hình thức tiết kiệm được nhiều người ưa chuộng nhờ tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian và mức lãi suất ưu đãi hơn. Một số lý do khiến lãi suất online cao hơn so với gửi tiết kiệm truyền thống như:

  • Giảm thiểu chi phí vận hành: Ngân hàng tiết kiệm được nhiều chi phí khi thực hiện các giao dịch trực tuyến, do đó có thể dành một phần để tăng lãi suất cho khách hàng.

  • Khuyến khích sử dụng dịch vụ trực tuyến: Các ngân hàng muốn khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng số, vì vậy họ đưa ra mức lãi suất hấp dẫn hơn để thu hút khách hàng.

  • Cạnh tranh: Các ngân hàng cạnh tranh nhau để thu hút khách hàng, dẫn đến việc các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất để trở nên hấp dẫn hơn.

Nên chọn kỳ hạn gửi bao lâu để tối ưu lợi nhuận?

Thông thường, kỳ hạn gửi càng dài thì lãi suất càng cao. Tuy nhiên, việc lựa chọn kỳ hạn còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng tiền của bạn:

  • Ngắn hạn: Nếu bạn cần sử dụng tiền trong thời gian ngắn (dưới 6 tháng), bạn nên chọn kỳ hạn ngắn để linh hoạt rút tiền khi cần.

  • Dài hạn: Nếu bạn không cần dùng đến số tiền này trong thời gian dài, bạn có thể chọn kỳ hạn dài để hưởng mức lãi suất cao hơn.

Hiểu rõ cách tính lãi suất là một kỹ năng quan trọng giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn. Bằng cách áp dụng những kiến thức đã học, bạn có thể đưa ra những quyết định đầu tư và tiêu dùng thông minh, tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Post a Comment

Previous Post Next Post