Tỷ giá là gì? Phân loại tỷ giá và cách đầu tư hiệu quả

Tỷ giá thể hiện cần bao nhiêu tiền để đổi lấy một đồng tiền của một quốc gia khác, tỷ lệ sử dụng để tiền có thể mua/bán tiền khác loại, khác quốc gia.

>>>Xem thêm: Tỷ giá ngoại tệ hôm nay

1. Tỷ giá là gì?

Tỷ giá là mức giá tại một thời điểm nhất định mà ở đó đồng tiền của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia và vùng lãnh thổ khác.


Đơn vị của tỷ giá có thể là đơn vị nội tệ hoặc đơn vị ngoại tệ.


Tỷ giá tỷ lệ thuận với chiều tăng/giảm của đồng ngoại tệ và tỷ lệ nghịch với chiều tăng/giảm của đồng nội tệ, có nghĩa là, khi tỷ giá giảm thì động nội tệ tăng giá, đồng ngoại tệ giảm giá và ngược lại.


Tỷ giá được niêm yết theo thị trường giao dịch, trong đó, đồng tiền yết giá sẽ đứng trước và đồng tiền định giá đứng sau.


Tỷ giá gồm nhiều loại, phổ biến nhất là tỷ giá hối đoái, tỷ giá chéo, tỷ giá mua, tỷ giá bán, tỷ giá chính thức…

2. Các loại tỷ giá trên thị trường

Tỷ giá trên thị trường được chia thành nhiều loại theo: nghiệp vụ giao dịch, thị trường yết giá, theo kỳ hạn hoặc theo mối quan hệ giữa các đồng tiền với nhau, theo phương tiện thanh toán, theo hoạt động ngoại thương, theo tỷ giá hối đoái... Cụ thể như sau:


+ Theo nghiệp vụ giao dịch có tỷ giá mua và tỷ giá bán. Trong đó:


Tỷ giá mua hay tỷ giá bid là tỷ giá mà ngân hàng và các tổ chức tín dụng sử dụng để mua một đơn vị tiền tệ từ người bán. 


Tỷ giá bán hay tỷ giá ask là tỷ giá mà ngân hàng, các tổ chức tín dụng sử dụng để bán ra một đơn vị tiền tệ cho người mua.


Tỷ giá mua < tỷ giá bán để đảm bảo người bán (ngân hàng và tổ chức tín dụng) sẽ có lợi nhuận từ việc mua bán tiền tệ.


+ Theo thị trường yết giá có tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường. Trong đó:


Tỷ giá chính thức hay tỷ giá trung tâm là tỷ giá do Ngân hàng Trung Ương (NHTW) hoặc cơ quan quản lý tiền tệ công bố và áp dụng cho toàn bộ thị trường tiền tệ trong nước vào một thời kỳ nhất định.


Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành trên cơ sở cung-cầu tiền tệ của thị trường, nên không chịu sự kiểm soát của các ngân hàng thương mại (NHTM).


Một số quốc gia có cả chế độ tỷ giá cố định, tỷ giá chính thức, tỷ giá thị trường. Việt Nam cũng từng có tỷ giá cố định nhưng kể từ năm 2016 thì không còn áp dụng nữa.


+ Theo kỳ hạn có tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Trong đó:


Tỷ giá giao ngay là tỷ giá được sử dụng trong thực hiện những hợp đồng mua bán ngoại tệ sau hai (02) ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu giao dịch.


Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được sử dụng cho những hợp đồng mua bán ngoại tệ được ký kết ở thời điểm hiện tại nhưng được thực hiện giao dịch vào một thời điểm khác trong tương lai.


+ Theo mối quan hệ giữa các đồng tiền với nhau có tỷ giá danh nghĩa song phương và tỷ giá thực song phương. Trong đó:


Tỷ giá danh nghĩa song phương thể hiện sự thay đổi sức mua danh nghĩa giữa hai đồng tiền, chưa tính đến mức biến động giá cả hàng hoá ở hai quốc gia. Tuy nhiên, chỉ số tỷ giá này không thể đánh giá mức độ cạnh tranh của hàng hoá giữa thị trường trong nước và quốc tế.


Tỷ giá thực song phương là tỷ giá danh nghĩa song phương được điều chỉnh theo mức giá tương đối tại hai quốc gia. Tỷ giá này phản ánh thực trạng mức giá của hàng hoá nội địa so với hàng quốc tế như thế nào.

Nguồn: topi.vn

Post a Comment

Previous Post Next Post